Liều thuốc tuyệt vời trị bách bệnh từ trái thơm

Trái thơm hay còn gọi là trái dứa là một liều thuốc có thể phòng ngừa được rất nhiều loại bệnh. Vậy ăn thơm có tác dụng gì? Trong thơm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mà bạn không thể ngờ tới được. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích bất ngờ mà thơm đem lại qua bài viết sau. 

Giá trị dinh dưỡng có trong trái thơm 

Trong mỗi trái thơm (trái dứa) chứa 100 calo, tuy lượng calo thấp nhưng đây lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:

  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Vitamin B6
  • Folate
  • Sắt
  • Kẽm
  • Canxi
  • Tinh bột
  • Chất xơ
  • Kali
  • Axit pantothenic
  • Mangan

Đặc biệt, đây là loại quả giàu vitamin C và Mangan, những hợp chất rất cần thiết cho sức khỏe của hệ miễn dịch. Trong đó vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt, chống oxy hóa cho cơ thể và manga là một chất khoáng hỗ trợ tăng trưởng cho cơ thể và duy trì sự trao đổi chất.

Ăn thơm có tác dụng gì? 

Thơm không chỉ là loại quả thơm ngon được chế biến nhiều trong các bữa ăn mà nó còn đem lại các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Vậy ăn thơm có tác dụng gì? Dưới đây là 9 công dụng tuyệt vời từ trái thơm mà bạn nên biết. 

1. Trị bệnh ho 

Trong thơm chứa bromelain, một loại enzyme với đặc tính chống viêm nhiễm, chống lại nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn và đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục sau chấn thương.

Nhờ đó việc ăn thơm thường xuyên có thể ngăn ngừa các triệu chứng ho, viêm họng, cảm lạnh và có tác dụng chống sưng viêm như viêm khớp, viêm xoang, gout.

Thơm có tác dụng chống sưng chống viêm
Thơm có tác dụng chống sưng chống viêm

2. Phòng ngừa bệnh ung thư 

Trong quả dứa còn giàu các chất chống oxy hóa như: Vitamin A, bromelain, manga, các hợp chất flavonoid, beta-carotene giúp giảm thiểu tổn hại gây ra bởi các gốc tự do và chất oxy hóa trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh ung thư.

Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, thơm không thể ngăn chặn triệt để ung thư. Do đó, bạn cần phải dựa vào một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. Bạn nên kết hợp các loại thực phẩm giàu dưỡng chất khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein và chất béo có lợi cho cơ thể.

3. Hỗ trợ hệ tiêu hóa 

Trong 100g thơm có chứa 1,4g chất xơ, bao gồm xơ hòa tan và không hòa tan giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra, thơm còn có tác dụng giúp bạn tránh tình trạng đông máu, táo bón, huyết áp, tiêu chảy, xơ vữa động mạch, hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều thơm, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi thơm có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

4. Tăng cường thị lực 

Thơm là một loại quả giàu vitamin A và beta-carotene, hai chất dinh dưỡng quan trọng giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe mắt.

Nó cũng có tác dụng giảm nguy cơ các vấn đề mắt như loạn thị, tổn thương giác mạc và cả bệnh nhân đục thuỷ tinh thể.

5. Tốt cho răng miệng 

Ăn thơm giúp tăng cường nướu răng, giúp răng chắc khoẻ bởi hàm lượng canxi và mangan cao giúp tăng cường xương và răng. Loại quả này được xem như một phương thuốc tự nhiên giúp răng, nướu khỏe mạnh hơn.

6. Giảm nguy cơ đông máu 

Thơm là một loại trái cây giàu kali, một khoáng chất quan trọng cho sự hoạt động bình thường của cơ thể, giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ tim mạch, tiêu hóa, cơ bắp, đồng thời cân bằng nước và điện giải. Vậy ăn thơm có tác dụng gì trong trường hợp này?

Kali có trong thơm sẽ làm giãn mạch, làm giảm áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận trên cơ thể. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đông máu và làm giảm sự tích tụ mảng bám trong mạch máu và động mạch. Vì vậy, thơm có thể đóng vai trò hỗ trợ trong việc ngăn ngừa một số bệnh tim mạch và đột quỵ.

7. Giúp xương chắc khỏe 

Như tác dụng đối với răng miệng, thơm chứa nhiều mangan nên củng cố xương của bạn thêm chắc khỏe. Bên cạnh đó, bạn phải kết hợp với các thực phẩm giàu canxi cũng như rèn luyện thân thể thường xuyên để giúp xương khỏe mạnh hơn.

8. Giảm stress 

Dứa chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng, trong đó có một lượng nhất định của serotonin. Serotonin là một hợp chất hóa học tự nhiên trong cơ thể, được coi là chất chống căng thẳng tự nhiên và có vai trò quan trọng trong điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc.

9. Đẹp da, chống lão hóa 

Thơm chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và beta-carotene, giúp tăng cường sức đề kháng da, giảm thiểu tổn hại do các tác nhân gây lão hóa.

Vitamin C có trong thơm là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất collagen, một loại protein giúp da đàn hồi và săn chắc. Việc cung cấp đủ vitamin C từ thơm giúp duy trì làn da mềm mại và trẻ trung.

Ăn thơm giúp đẹp da, chống lão hóa
Ăn thơm giúp đẹp da, chống lão hóa

Uống nước thơm có tác dụng gì? 

Ngoài việc chế biến thơm trong các món ăn hàng ngày, bạn cũng có thể thay thế bằng nước ép thơm. Vậy uống nước thơm có tác dụng gì?

Trong 1 ly nước ép thơm 240 ml chứa 132 calo với hàm lượng chất béo, chất xơ dưới 1g và lượng đường là 25g. Nước ép dứa đặc biệt giàu mangan, đồng, vitamin B6 và C.

Mỗi ngày bạn nên sử dụng 1 ly nước ép hoặc ăn 1 trái thơm để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của xương, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp một lượng sắt, canxi, phốt pho, kẽm, choline, vitamin K, cùng các vitamin B khác nhau.

Trong 1 ly nước ép dứa 240 ml chứa 132 calo với hàm lượng chất béo, chất xơ dưới 1g và lượng đường là 25g
Trong 1 ly nước ép dứa 240 ml chứa 132 calo với hàm lượng chất béo, chất xơ dưới 1g và lượng đường là 25g

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, không nên lạm dụng nước ép thơm quá nhiều vì có thể gây các phản ứng ngược. Đặc biệt, đối với những người đang mắc bệnh dạ dày hoặc trong đang quá trình giảm cân, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ăn nhiều thơm có tốt không? 

Bất kỳ thực phẩm nào nếu sử dụng quá liều lượng cũng sẽ làm phản tác dụng. Việc ăn thơm quá nhiều cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân hoặc vấn đề tiêu hóa. Nó còn có thể gây ra một số tác động nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể như:

  • Tiêu chảy: Chất xơ trong dứa hỗ trợ tiêu hóa nhưng nếu bạn ăn dứa quá nhiều có thể gây tiêu chảy và nôn mửa.
  • Dị ứng: Thơm chứa enzyme bromelain có thể gây ngứa, viêm lưỡi, viêm da mặt nếu ăn quá nhiều.
  • Răng nhạy cảm: Dứa có tính axit, do đó nếu ăn dứa thường xuyên sẽ làm men răng bị yếu đi dẫn đến răng bị ê buốt, nhạy cảm.
  • Tăng lượng đường trong máu: Ăn nhiều thơm sẽ làm tăng lượng glucose trong máu, đặc biệt sẽ gây hại đến những người bị bệnh tiểu đường.

Bài viết trên đây đã giải thích chi tiết cho chúng ta việc ăn thơm có tác dụng gì đối với sức khỏe. Bên cạnh việc ăn thơm đúng cách bạn nên kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *